Là một đại học hàng đầu của đất nước có kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, năm 2013 Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) giao xây dựng đề án thành lập trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục.
Ngày 05/9/2013, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 3568/QĐ-BGDĐT thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHQGHN (Trung tâm) đánh dấu sự ra đời của một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đầu tiên tại Việt Nam.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân được giao chức năng kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đối với các CSGD ngoài ĐHQGHN, tư vấn đảm bảo và cải tiến chất lượng đồng thời tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm định chất lượng giáo dục.
Kể từ khi Bộ trưởng Bộ GDĐT có quyết định bổ nhiệm Giám đốc vào tháng 12 năm 2013 và cấp phép hoạt động vào tháng 11 năm 2014, Trung tâm đã xây dựng, triển khai chiến lược phát triển và các kế hoạch trung hạn, hằng năm để thực hiện tốt sứ mạng của mình, góp phần đáng kể vào phát triển hệ thống KĐCLGD và xây dựng văn hóa chất lượng trong các CSGD đại học và trường cao đẳng tại Việt Nam.
Sau 11 năm hoạt động, năm 2025 đã ghi nhận dấu mốc chuyển biến quan trọng về thể chế và tổ chức của Trung tâm theo cơ chế tự chủ toàn diện khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận Hội đồng quản lý. Với mô hình quản trị hiện đại, chuyên nghiệp và minh bạch, Trung tâm tiếp tục khẳng định vai trò trong hệ thống giáo dục đại học và đang hiện thực hóa tầm nhìn trở thành tổ chức kiểm định hàng đầu tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và quốc tế.
Những kết quả chủ yếu sau 10 năm xây dựng và phát triển
Về xây dựng tổ chức, phát triển đội ngũ: Trung tâm có cơ cấu tổ chức được hoàn thiện gồm: Chi bộ, Hội đồng quản lý, Ban Giám đốc, Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng chức năng. Trung tâm có đội ngũ kiểm định viên và đánh giá viên làm việc toàn thời gian giàu kinh nghiệm và có trình độ cao để thực hiện các hoạt động KĐCLGD với trên 200 người, trong đó có 30 GS, 102 PGS.
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý: Bên cạnh việc tuân thủ các văn bản quy định chung của Nhà nước, Bộ GDĐT và ĐHQGHN, Trung tâm đã xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản quản lý nội bộ và các quy trình, công cụ để quản lý trong các lĩnh vực hoạt động: đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục; hợp tác phát triển; tổ chức cán bộ; thanh tra - pháp chế; hành chính; kế hoạch và tài chính; thi đua khen thưởng. Các văn bản của Trung tâm được định kỳ cập nhật, bổ sung theo các quy định hiện hành của pháp luật, của ĐHQGHN và phù hợp với thực tiễn.
Về hoạt động KĐCLGD: Trung tâm đã hoàn Trung tâm đã thẩm định 123 lượt báo cáo TĐG cơ sở GDĐH; đã triển khai ĐGN cho 111 lượt cơ sở GDĐH; đã cấp Giấy chứng nhận KĐCLGD cho 107 lượt cơ sở GDĐH (47 cơ sở GDĐH đã đánh giá CK2); thẩm định 06 lượt báo cáo TĐG Trường CĐSP; đã đánh giá cho 06 lượt Trường CĐSP; đã cấp Giấy chứng nhận KĐCLGD cho 04 lượt Trường CĐSP (01 trường CĐSP đã KĐCL CK2); thẩm định 655 lượt báo cáo TĐG CTĐT (03 CTĐT trình độ CĐ; 575 CTĐT trình độ ĐH; 66 CTĐT trình độ Ths); đã triển khai đánh giá ngoài cho 626 lượt CTĐT (557 trình độ ĐH, 66 trình độ ThS, 03 CTĐT CĐSP); đã cấp Giấy chứng nhận KĐCLGD cho 602 lượt CTĐT (03 CTĐT trình độ CĐ; 539 CTĐT trình độ ĐH; 60 CTĐT trình độ ThS).
Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ, Trung tâm đã tổ chức và phối hợp tổ chức 46 Khoá đào tạo/bồi dưỡng nghiệp vụ KĐV với 2.103 học viên, trong đó 2.041 học viên đã được cấp chứng chỉ/chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng (trong đó có 392 người được cấp thẻ KĐV). Trung tâm cũng đã tổ chức 38 hội thảo, tập huấn, tọa đàm để nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm định viên, chuyên gia và đánh giá viên của Trung tâm thu hút sự tham gia của hơn 1.000 lượt người trên cả nước.
Về hợp tác phát triển:
- Trung tâm là thành viên chính thức của Mạng lưới các Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAAHE) từ tháng 3/2019, thành viên liên kết của Mạng lưới đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN) từ tháng 5/2017, thành viên thường trực (đại diện của Việt Nam) trong Mạng lưới Cán bộ trẻ bảo đảm chất lượng của ASEAN (AYQON) từ năm 2019. Trung tâm đã tham gia tích cực và góp phần vào thành công của Dự án EU-SHARE từ năm 2019 đến 2022, chủ trì Dự án do INQAAHE tài trợ đào tạo giảng viên nòng cốt trong phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra của Việt Nam và Lào từ năm 2023 đến 2024. Trong khuôn khổ Dự án EU-SHARE, Trung tâm là tổ chức KĐCLGD đầu tiên của Việt Nam được đánh giá để tư vấn cải tiến bởi các chuyên gia quốc tế theo tiêu chuẩn của Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAF).
- Tại Việt Nam, Trung tâm có thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực KĐCLGD với các Đại học vùng, có quan hệ hợp tác với Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo - Bộ Công an, một số Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác, ngoài thực hiện đánh giá ngoài và triển khai quy trình KĐCLGD, Trung tâm có nhiều hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các đánh giá viên, KĐV, các cán bộ chuyên trách công tác bảo đảm chất lượng và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục về đảm bảo, KĐCLGD, quản trị đại học, xây dựng chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đào tạo.
Về nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy sau đại học, Trung tâm đã chủ trì và hoàn thành 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp ĐHQGHN; cán bộ cơ hữu của Trung tâm đã công bố trên 50 bài báo khoa học, trong đó có 21 công bố quốc tế trong hệ thống Wos/Scopus về quản trị và quản lý trong giáo dục đại học, chủ trì và tham gia biên soạn 12 sách chuyên khảo, giáo trình và tham khảo trong lĩnh vực quản trị, quản lý trong giáo dục, hướng dẫn thành công 23 thạc sĩ và 04 tiến sĩ.
Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng và chuyển giao thành công ngân hàng đề thi phục vụ đánh giá, tuyển chọn kiểm định viên giáo dục nghề nghiệp và ngân hàng câu hỏi thi phục vụ bồi dưỡng kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Đóng góp khác và phục vụ cộng đồng:
Trung tâm tham gia tư vấn chính sách về đảm bảo và KĐCLGD, đề xuất các chủ trương, chính sách cho Bộ GDĐT trong lĩnh vực KĐCLGD. Trung tâm tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện trong lĩnh vực đảm bảo và KĐCLGD tại Việt Nam thông qua Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT.
Các hoạt động tư vấn cải tiến nâng cao chất lượng được quan tâm thực hiện thông qua các đánh giá và kiểm định chất lượng CSGD và chương trình đào tạo do Trung tâm thực hiện đã góp phần hình thành và phát triển văn hóa chất lượng tại các trường đại học. Nhiều hội thảo tập huấn nâng cao năng lực về bảo đảm và kiểm định chất lượng được tổ chức miễn phí để cộng đồng những người làm công tác này tham gia. Hằng năm, Trung tâm tiếp nhận sinh viên, học viên thực tập, kiến tập và hỗ trợ các trường đại học trong hướng dẫn, đào tạo về quản lý giáo dục và KĐCLGD.
Một số danh hiệu đã được ghi nhận, khen thưởng
Trung tâm đạt các danh hiệu như: Tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm; Cờ thi đua của ĐHQGHN trong các năm 2022, 2023; Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN các năm 2019, 2023; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thành tích xuất sắc trong quá trình 15 năm xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm và KĐCLGD; Bằng khen Bộ trưởng Bộ GDĐT về thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển Trung tâm vào năm 2023. Công đoàn Trung tâm được đánh giá là Công đoàn cơ sở vững mạnh, được nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam năm 2023.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
.jpg)