Bức tranh ngân sách giáo dục qua những con số

Cổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (moet.gov.vn) trong bài “Tóm lược Lịch sử phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam” đăng ngày 12/8/2016 viết:

“Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục (CCGD). Cuộc cải cách này quyết định thực hiện hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới. Giai đoạn này cũng đánh dấu việc thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam”.

Bài đăng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu Việt Nam đã thực hiện 4 lần cải cách giáo dục.

Từ khi Nhà nước thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (năm 1950) đến nay là hơn bảy mươi năm.

Đến cuối năm 2023 đầu năm 2024 là tròn mười năm từ khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013 với quy định:

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Khoản 1, Điều 61).

Mười năm cũng là khoảng thời gian từ khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo...

Nghị quyết 29 viết:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”.

Cả Nghị quyết 29 và Luật Giáo dục 2019 đều quy định ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo tối thiểu là 20%.

Ba yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo là định hướng chính trị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và truyền thống hiếu học của người Việt.

Hồ Chủ tịch nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhân sĩ, trí thức đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp trồng người, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Ông Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương từng nêu quan điểm tương đồng với ông Jean Martin Jaspers - Giám đốc Học viện đào tạo Cấp cao Bộ Nội vụ Pháp:

“Thêm một trường học là bớt đi một nhà tù”

Sau hơn 70 năm xây dựng với 4 lần đổi mới, sau 10 năm được xác định là “quốc sách hàng đầu”, một trong những tồn tại của giáo dục nước nhà đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chỉ rõ:

“Ngành giáo dục chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. Và cả 2 điều này, chúng tôi chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất”.

Bài viết này sẽ cố gắng tìm hiểu một trong hai “thứ” mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cập, đó là tài chính.

Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu phải đạt 20% được quy định trong Luật Giáo dục.

Báo điện tử Đại đoàn kết, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số ra ngày 16/12/2023 đăng bài: “Ngân sách cho giáo dục chưa năm nào đạt mức tối thiểu”, bài báo có đoạn:

“Trong 10 năm qua, ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở mức 15-19%, chưa năm nào đạt mức tối thiểu là 20% như mục tiêu đã đề ra”.

Ai phải chịu trách nhiệm về chuyện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo không đạt quy định?

Phân bổ, sử dụng ngân sách Nhà nước là Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp nhưng phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phụ thuộc vào ba cơ quan: Quốc hội - Chính phủ - Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

Chi ngân sách của Chính phủ:

Số liệu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trong 16 năm, từ năm 2005 đến năm 2021 (trừ năm 2006) do Tổng cục Thống kê công bố, được Thông tấn xã Việt Nam thiết kế đồ họa có thể tìm thấy tại địa chỉ.
  
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo
(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ thị do Thông tấn xã Việt Nam thiết kế)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Hình 1), tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trong vòng 16 năm được thống kê chưa năm nào vượt quá 16%.

Để có số liệu tròn 20 năm, người viết đã tra cứu số liệu các năm 2004, 2006, 2021 - 2023 từ các nguồn đáng tin cậy và cho ra bảng số liệu.
 
 
Tổng chi và tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong 20 năm

Ghi chú: Một phần số liệu cột “Tổng chi ngân sách nhà nước” trong bảng 1 được nội suy từ số tiền chi cho giáo dục đào tạo và tỷ lệ chi mà Tổng cục Thống kê đã công bố theo nguồn [5], (kết quả tính toán không hoàn toàn trùng khớp với số liệu do Bộ Tài chính công bố).

Số liệu các năm 2004, 2006, 2021, 2022 là số liệu quyết toán - tức là số liệu thực chi. Riêng năm 2023 chưa có số liệu quyết toán nên tạm lấy số liệu dự toán.

Về phía Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ từng nêu ý kiến tại nghị trường:

“Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề trên tổng chi ngân sách năm 2018 là 14,2%, năm 2019 giảm xuống còn 14,03%, quyết toán chi giáo dục đào tạo dạy nghề chỉ đạt 96,2% dự toán, chi khoa học công nghệ trên tổng chi ngân sách nhà nước năm 2018 cũng chỉ là 0,76%, đạt 91% dự toán. Tình trạng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ hàng năm không đạt dự toán đã diễn ra nhiều năm”. [13]

Quốc hội là cơ quan ban hành Luật Giáo dục, cũng chính là cơ quan ban hành các nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phê duyệt quyết toán ngân sách.

Vậy Quốc hội có vai trò gì khi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục không đạt theo quy định trong Luật Giáo dục và Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội?

Nghị quyết 37/2004/NQ-QH11 quy định:

“Đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm”.

Nghị quyết của Quốc hội quy định chậm nhất là năm 2008 (trước năm 2010 hai năm) chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phải “đảm bảo đạt tỷ lệ 20%”.

Sau khi Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 được ban hành, tìm hiểu một số Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, trong thời gian 13 năm thuộc ba nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, 14, 15, nhận được kết quả như trong bảng 2.

Bảng 2: Dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo do Quốc hội phê duyệt
 
Bài viết khác:
 
 
    Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà HT2, Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
Email: ttkdclgd@vnu.edu.vn - Website: Cea.vnu.edu.vn